Paparuda là một nghi lễ cầu mưa của người Romania, bắt nguồn từ thần thoại Slavic. Khi một vùng nào đó bị hạn hán, họ sẽ tổ chức nghi thức này để xin nữ thần mưa Dodola (vợ của thần sấm sét Perun) cho mưa xuống.
Ngôi làng sẽ chọn ra một trinh nữ để thực hiện các bái hát và vũ điệu trong nghi lễ. Cô gái sẽ phải trút bỏ mọi trang phục, chỉ khoác lên người cỏ cây hoa lá, hoặc thậm chí đôi khi là chỉ sơn các màu sắc lên cơ thể. Cô gái sẽ đi dọc theo con đường làng, hát và nhảy múa. Đi cùng sẽ là một số cô gái khác liên tục dùng nước hắt lên người cô. Khi cô gái đi đến trước cửa nhà nào, thì nhà đó sẽ mang một số lễ vật, chủ yếu là nông phẩm, ra để tế cho nữ thần.
Đến tận thời hiện đại, nghi lễ này vẫn được tổ chức như một hình thức bảo tốn truyền thống. Tuy nhiên giờ thì cô gái sẽ vẫn mặc quần áo bình thường, chỉ khoác thêm hoa lá ra ngoài.