Hai bà trưng
Hai Bà Trưng

Trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có một câu chuyện đặc biệt về hai người phụ nữ – không chỉ xinh đẹp mà còn vô cùng dũng cảm. Họ là ai? Họ chính là Hai Bà Trưng – những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân đứng lên giành lại độc lập cho đất nước…

Bát Nàn công chúa

Vào thời Bắc thuộc, khi đất nước chìm trong ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán, một người con gái tài sắc vẹn toàn tên Thục Nương đã dấy binh khởi nghĩa, trở thành danh tướng lẫy lừng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Với cặp song kiếm và tinh thần quật cường, bà lập nên nhiều chiến công hiển hách và được dân gian tôn kính là Bát Nàn Công Chúa.

Bình Khôi công chúa

Bình Khôi Thông Tuệ Trinh Thục Công Chúa, Đại Vương. Là tước hiệu mà triều Lê thượng phong cho bà Trưng Nhị, nguyên là phó tướng, phó vương của bà Trưng Trắc (Trưng Vương) trong cuộc khởi nghĩa mang tên Hai Bà.

Ngọc Quang Công Chúa - danh tướng dưới thời Hai Bà Trưng

Ngọc Quang Công chúa Vương Tiên vốn người động Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình, khi nhị vua Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, nàng theo hai bà vào sanh ra tử, lập được nhiều chiến công. Công chúa Vương Tiên được thờ phụng tại đền Sậy, Trường Yên, Ninh Bình.

Khâu Ni Công Chúa

Nàng A là người họ Quách, quê ở vùng ngã ba Bạch Hạc bây giờ. Năm 16 tuổi, bố mẹ nàng đều qua đời do phải vất vả cực nhọc vì sưu cao thuế nặng của người Hán. Làng xóm, đồng ruộng thuở ấy đều tan tác, tiêu điều ...
Nàng A bỏ nhà đi tu, trong một ngôi chùa ở trong vùng.
Bên ngoài là người tu hành nhưng bên trong nàng A vẫn rèn đúc tâm trí để một ngày kia có thể đem ra giúp nước. Tập bắn cung múa kiếm, ném lao. Nàng A còn tập cả cách hái thuốc chế thuốc chữa bệnh.

Thánh Thiên công chúa

Thánh Thiên công chúa (hay Thánh Thiên), đây chỉ là thần hiệu, vẫn chưa rõ tên thật của bà. Bà là một bậc nữ tướng trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên). Theo thần tích đình Ngọc Lâm (nay là thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) tì bà có biệt danh là Nàng Chủ. Bà là người làng Bích Uyển, phủ Kinh Môn (nay thuộc tỉnh Hải Dương).

Giai thoại bà Chúa Bầu giúp Hai Bà Trưng

Vào thời nhà Hán cai trị Việt Nam, ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có một bà cụ già trồng dược một cây bầu kì lạ. Cây bầu lớn lên nhưng không thấy ra hoa kết quả, dây bầu cứ nở dài lan ra, lan mãi. Dây lan ra rất dài, bò lên cả núi đồi, cứ thế mà lan đến tận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi leo lên tận núi cao ở đó.

Truyền thuyết nữ tướng Lê Chân - nữ tướng biên phòng đầu tiên của nước ta

Công lao khai phá và lập ra làng An Biên xưa và Hải Phòng ngày nay của bà Lê Chân mãi mãi được các thế hệ nhân dân quê hương bà không bao giờ quên. Tại trang An Biên xưa, nay là phố An Biên, thành phố Hải Phòng, vẫn còn có Đền Nghè thờ bà. Hàng năm, nhân dân vẫn hương khói thờ phụng Lê Chân vị nữ anh hùng, người có công xây dựng và bảo vệ vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.

Truyền thuyết các đời Chúa Bầu lập riêng một bờ cõi

Người khởi nghiệp của các chúa Bầu là Vũ Văn Uyên vốn là một võ sĩ khỏe mạnh, gan dạ quê ở làng Ba Động, huyện Gia Phúc (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Vào thời vua Lê Chiều Tông đất nước loạn lạc, giặc giã nổi lên khắp nơi, Vũ Văn Uyên phạm phải tội giết người nên trốn đến trấn Đại Đồng, Tuyên Quang.

1 mục
Main:
Secondary:
Outline:
Footer:
Menu: