- Trang chủ >
Warning: Undefined array key "parent_id" in /var/www/truyenxuatichcu/html/templates_c/05c9e395d3c95d61c72ea386087a42d9afb9be68_0.file.listBlockArticles.tpl.php on line 32
Ra luôn ủng hộ Set, vì vậy mà cuộc tranh đoạt quyền lực giữa Set và Horus kéo dài lê thê, bất chấp các vị thần khác và sự thật rõ ràng là Set thất thế trong hầu hết mọi lần thách đấu (dù chủ yếu là phe Horus ăn gian). Vậy tại sao Ra lại thiên vị Set? Lí do chủ yếu là vì Ra cực kì ghét nữ thần Isis- mẹ của Horus.
Isis (hay Aset, Ast, Iset, Uset) là một trong những vị thần lâu đời nhất của Ai Cập cổ đại. Isis là vị thần nằm trong bộ 9 vĩ đại của Heliopolis trong tôn giáo Ai Cập cổ đại.
Kartikeya hoặc Skanda là vị thần của chiến tranh và chiến thắng, con trai cả của Shiva và Parvati. Ông thường được mô tả là một chàng trai trẻ trung tuấn tú, có một hoặc sáu mặt, tay cầm cung tên hoặc ngọn giáo thần Vel, cưỡi trên lưng một con công thần.
Đối với những người theo đạo Hindu, sông Hằng tức là Ganga là một dòng sông thiêng, ai tắm trên dòng sông này sẽ được giảm nhẹ các tội lỗi trong đời và có thể tự giải thoát bản thân khỏi sinh tử luân hồi, người chết sau khi hỏa táng cũng thường được rắc tro cốt xuống sông Hằng với niềm tin rằng linh hồn người chết sẽ được lên thiên giới. Dòng sông được nhân cách ...
Garuda hay Kim sí điểu, Ca-lâu-la là một loài chim thần trong Ấn Độ giáo và ảnh hưởng sang Phật giáo. Garuda được miêu tả bằng hình ảnh một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng. Garuda là một vị thần, chúa tể của các loài chim và là vật cưỡi của thần Bảo tồn Vishnu.
Lakshmi (Sanskrit: लक्ष्मी lakṣmī, phát âm tiếng Hindi: [ˈləkʃmi]). Bà là nữ thần đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng (cả về vật chất lẫn tinh thần), vận may và sắc đẹp. Lakshmi là vợ của thần Vishnu, bà thường xuất hiện trong các bức tranh vẽ thần Vishnu...
Shesha Naga hay còn gọi là Ananta, đây là Naga đầu tiên, và cũng được coi là vua của loài Naga (người ấn độ gọi rắn là Naga, trong tiếng Phạn nó có nghĩa là rắn hổ mang, rắn lớn, hay con rồng, và cũng có thể nói là rắn lai người trong truyền thuyết nhiều nước châu Á), có hình dạng mãng xà nhiều đầu.
Saraswati (tiếng Phạn: सरस्वती, Sarasvatī) là một vị nữ thần trong đạo Hindu (Nữ thần Devi), thần của tri thức, âm nhạc, nghệ thuật và thiên nhiên. Bà là một trong ba vị thần nữ (Tridevi) bao gồm Saraswati, Lakshmi và Parvati. Ba nữ thần cùng nhau hỗ trợ các nam thần là Brahma, Vishnu và Shiva trong sự sáng tạo, duy trì sự sống và sự hủy diệt của vũ trụ.
Brahma, đức sáng thế tạo ra một người đàn bà, ngoài cái đẹp tuyệt đối, nàng được đặt tên là Ahalia, một cái tên phù hợp với dáng dấp kiều diễm của nàng, Ahalia nghĩa là đẹp tuyệt vời.
Indra hay còn gọi là Đế Thích Thiên (帝釋天-Śakra) vị thần của sấm sét là một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu, và còn là một vị thần của chiến tranh, điều khiển sấm sét của Ấn Độ. Ông được xem như là vua trời (Svarga) và là vua của các vị thần (Devas). Indra rất được người dân tôn thờ.
Rama (राम, Rama) là hóa thân thứ bảy của vị thần Hindu Vishnu, cùng với Krishna, Rama được coi là một trong những đại diện quan trọng nhất của Vishnu. Rama là một vị vua của Ayodhya trong kinh Hindu. Rama cũng là nhân vật chính của sử thi Hindu Ramayana, trong đó kể lại uy quyền của mình.
Krishina là hóa thân thứ tám của thần Vishnu.
Lúc này hoàng tộc Yadava ở Mathura sảy ra sự bất hòa. Kansa truất ngôi cha, đánh bại chị mình là bà Devaki, cùng chồng bà là Vasu-deva.
Vishnu - đấng bảo hộ của vạn vật, là một trong ba vị thần tối cao trong thần thoại Hindu (đôi khi còn quan trọng hơn cả thần Brahma). Thần thương bảo vệ cho thế gian tránh khỏi cái ác và tai họa, thường xuất hiện trong hiều hóa thân khác nhau, xuống trần giúp con người chống lại ma quỷ
Shiva - vị thần của sự hủy diệt, được mệnh danh là "Kẻ hủy diệt và kẻ biến hóa". Đây là vị thần của sáng tạo, hủy diệt, tái sinh, nghệ thuật, thiền định, yoga và moksha. Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng.
Thần Brahma (Đại Phạm Thiên) được cho là vị thần tối cao, đấng tạo hóa của vạn vật thế gian, vị thần tạo ra con người và sáng tạo ra kinh veda (Vệ Đà) - bộ kinh được coi là suối nguồn tri thức của nền văn minh Ấn Độ.
Kalpa là một kiếp của vũ trụ, lâu bằng một ngày của Brahma (Thần Sáng Tạo), tính ra là 4.320.000.000 năm. Mỗi Kalpa gồm có 1.000 đại kỷ nguyên (Mâhâ-yuga). Mỗi đại kỷ nguyên gồm có 4 thời đại kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định:
Thần mặt trời luôn là một vị thần xuất hiện trong hầu hết các thể loại thần thoại, đây là vị thần quan trọng bậc nhất trong các vị thần trên thế giới và được tôn thờ ở nhiều nơi, trong nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Thần Gió Vâyu cai quản không trung, thần Gió Vâyu được coi là hơi thở của Lửa, có nhiệm vụ thánh tẩy và cùng với Lửa chuyển lễ vật lên các thần linh.
Agni là thần lửa, em trai của thần Indra (một phiên bản khác thì lại kể ông là con trai của thần Brahma). Ông chính là biểu trưng cho ngọn lửa gia đình. Những người thờ cúng thần Agni để cầu mong có thể sinh con nối dõi, dòng họ thịnh vượng phát đạ.
Thượng Đế duy nhất tự hữu hằng cửu là nguyên nhân và cứu cánh của toàn thể các thần linh và muôn loài trong vũ trụ. Theo quan niệm của Ấn Độ, con người không thể hình dung Thượng Đế bằng bất cứ một ý niệm hay hình ảnh cụ thể nào.