- Trang chủ >
- địa ngục
Hel (còn có tên Hela) là một nữ tử thần thuộc thần thoại Bắc Âu, người cai quản địa ngục Nifheim. Là con út trong ba người con của Loki, Hel bị các vị thần ném xuống địa ngục Niflheim để cai quản những linh hồn người chết.
Trong thần thoại Lưỡng Hà, Nergal là vị thần đại diện cho dịch bệnh, hạn hán, tàn phá, tóm lại là những tai ương không ai muốn. Tuy vẫn được thờ phụng ở một số nơi, nhưng nói chung, Nergal không được người Lưỡng Hà yêu quý gì. Các vị thần khác cũng chẳng ưa ông ta nốt.
Hoa bỉ ngạn Bỉ Ngạn loài hoa của sự chia ly, đau khổ, không may mắn, với vẻ đẹp của cái chết, hoa gợi về một hồi ức đau thương.
Brynhildr - Một nữ Valkyrie xinh đẹp, do bất tuân lệnh Odinn. Trong trận chiến giữa hai vị vua Hjalmgunnar và Agnar, Brynhild được lệnh thần Odin đem chiến thắng đến cho người già hơn là Hjalmgunnar. Nhưng nàng lại làm trái lệnh, đem chiến thắng đến cho vua Agnar;
Trong thần thoại Hy lạp, Charon, hay còn gọi là Kharon, là người lái đò chở linh hồn người mới chết qua hai con sông âm phủ Styx và Acheron để đến địa ngục của thần Hades.
Cùng với vợ mình là nữ thần Mictecacihuatl, Mictlantecuhtli là vị thần của cái chết và người cai quản thế giới địa ngục.
Kanaloa là vị tà thần của cái chết, người cai quản của địa ngục. Trái ngược với thần Kane nhân từ độ lượng, Kanaloa là vị thần tà ác và vô cùng xấu xa. Ông thường sống sâu dưới đáy đại dương tăm tối và thường hiện thân dưới hình dạng loài bạch tuộc có chất độc.
Truyện kể rằng có một người lính phục vụ trong quân ngũ suốt 25 năm, đến ngày được giải giáp về quê, ông trở về với 3 chiếc bánh qui.
Trong thần thoại Bắc Âu, thần Loki vốn tính khí bất thường, tâm địa xấu xa. Thần này giòng dõi khổng lồ nhưng được thần Odin nhận làm con nuôi và cùng sống ở Asgard trong xã hội thần thánh, và lấy làm thích thú mỗi khi gây được khó khăn, nguy hiểm cho chư thần bằng những mưu cơ xảo quyệt của mình.
Cerberus là con chó săn ba đầu của thần Hades, với đuôi là một con rắn và những móng vuốt của loài sư tử.
Hantu Raya là loài đại quỷ của địa ngục và đặc biệt nguy hiểm trong dân gian Malaysia. Quyền lực là vậy, nhưng nó vẫn luôn muốn tìm một vị chủ nhân cho mình phục vụ, dù mối quan hệ "chủ tớ" của Hantu Raya với chủ nhân có vẻ cân kèo hơn hẳn Pelesit và Polong.
Orpheus là con của một nữ thần thi ca Muse tên Calliope với vua Oeagrus xứ Thrace. Khi thần Apollo tặng và dạy cho Orpheus cách chơi đàn lia, chàng đã học và trở thành nghệ sĩ chơi đàn tới mức hoàn hảo, vượt qua cả kì vọng của thần.
Chính vì chốn địa ngục do Mictlantecuhtli cai quản vô cùng đáng sợ nên người dân Aztec thực hiện nhiều nghi lễ hiến tế nhằm xoa dịu chúa tể địa ngục. Người Aztec cũng hy vọng những lễ hiến tế sẽ giúp thần Mictlantecuhtli ít gây đau khổ cho linh hồn người xấu số khi tới Mictlan.
Địa ngục là nơi Diêm Vương cai trị và làm việc. Đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết và được Diêm Vương phán xử một cách công bằng về những điều tội lỗi hoặc việc thiện của con người khi còn sống.
Thần của cái chết, con trai của thần bóng tối Erebus và nữ thần đêm tối Nyx, anh trai sinh đôi của thần giấc ngủ Hypnos. Anh chị em của Thanatos phải kể đến Eris, Charon, Geras, Nemesis và Apate.
Trong thần thoại Trung Quốc, địa ngục, hay âm ty là nơi thực sự đáng sợ. Cũng giống như địa ngục trong các thần thoại khác, đây là nơi phán quyết cuối cùng, đánh giá và định đoạt số phận của một linh hồn sau khi chết.
Ngày xưa có một ông hoàng tử có nhiều sách quý nhất trần gian. Tất cả các sự kiện trên đời đều được ghi vào đó bằng lời văn và tranh ảnh. Lịch sử các dân tộc được kể lại rất chi tiết, nhưng không có cuốn sách nào nói đến Thiên đường. Chính Thiên đường lại là nơi mà Hoàng tử luôn mơ tưởng đến.
Loki tinh nghịch, luôn làm các thần phải khó chịu và bực mình do đó làm sao tần có thể tránh được hình phạt! Khi thấy các thần giận dữ, y đã cao chạy xa bay lẩn trốn lên một miền núi, dựng một cái lều có bốn cửa để có thể nhìn được tứ phía. Y còn làm một cái lưới để bắt cá.
Trong thần thoại Hy Lạp, địa ngục, hay thế giới người chết do thần Hades - một trong ba vị thần hùng mạnh nhất cai quản được gọi là Underworld tức: thế giới ngầm.
Có nơi nào được gọi là địa ngục trong thần thoại Ai Cập không? Mặc dù người Ai Cập có hẳn một ông vua, một vị thần cai quản thế giới ngầm là Osiris. Linh hồn người chết sẽ phải chịu đựng sự phán xét của các vị thần, thế nhưng, sẽ chẳng có một hỏa ngục nào chờ đón họ cả.
Địa ngục trong thần thoại Hindu được gọi là Naraka. Vị thần cai quản địa ngục là diêm vương Yama. Các vị thần phụ tá cho Yama được gọi chung là Yamadutas, họ có trách nhiệm dẫn các linh hồn từ trần thế đến yết kiến Yama để chịu sự phán xét.
Có lẽ quen thuộc và tương đồng với văn hóa Việt Nam nhất chính là hình ảnh về Địa phủ (hay Âm Phủ) trong thần thoại Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng của Naraka trong Hindu và Phật giáo, Địa Phủ cũng chia ra nhiều tầng, nhiều lớp, là nơi phán xét số phận của các linh hồn thông qua những điều họ đã làm khi còn sống.