- Trang chủ >
- Cổ tích Việt Nam
Ngày xưa một viên quan trấn nọ thấy Mồ Côi thông minh, hoạt bát, liền đưa chàng về hầu điếu đóm. Trong những buổi xử kiện viên quan đều cho Mồ Côi đi theo. Vì vậy dần dần Mồ Côi cũng biết cách xử kiện.
Ngày xưa, có một chàng thanh niên mồ côi cha mẹ từ tấm bé, được người làng nuôi cho lớn khôn. Người ta quen gọi chàng là Mồ côi. Mồ côi càng lớn càng làm khỏe, không có ruộng vườn, ngày ngày chàng đem sức đổi lấy hai bữa ăn.
Tài Xì Phoòng từ ngày còn bé đã mồ côi cha, mẹ chàng buộc bụng ở vậy nuôi con. Đếm từng ngày, từng tháng bà mong đứa con chóng lớn. Khi Tài Xì Phoòng 13 tuổi thì quê hương có loạn, hai mẹ con bị lưu lạc mỗi người một ngả.
Quan Triều mồ côi cha mẹ từ ngày còn nhỏ. Chàng được các bác các chú trong làng nuôi nấng dạy dỗ. Năm mười tám tuổi chàng lấy vợ. Nghề chính của chàng là quăng chài, kéo vó ở ngoài sông. Vợ chàng thì vào rừng hái củi, mặc dù hai vợ chồng làm việc rất siêng năng nhưng cuộc sống vẫn thiếu thốn.
Già làng Y Ruê Mlô ở buôn Mắp, thị trấn Ea Pốk kể cho chúng tôi nghe truyền thuyết về sự hình thành rừng thiêng Cư H’lăm. Theo tiếng dân tộc Êđê, Cư có nghĩa là núi, còn H’lăm nghĩa là loạn luân. Ngày xửa, ngọn đồi này đã có từ lúc nào không ai biết, thuở ấy cũng chưa có tên gọi; trên đồi rừng cây rậm rạp và có rất nhiều loài thú dữ.
Vào một buổi sáng tháng năm nắng đẹp, Pọ Pha (ông Trời) nghe ở dưới trần gian có tiếng con gì hót rất hay. Tiếng hót lúc thì êm, mượt mà, tình tứ, lúc thì vấn vít như đang nô giỡn bay bổng.
Ngày xưa ở một vùng núi nọ, có hai vợ chồng rất đông con, quanh năm vất vả với nương rẫy. Trồng lúa, tỉa ngô hàng năm cũng không đủ cơm ăn, đến nỗi ăn rau rừng không kịp mọc, ăn măng rừng đến nỗi không kịp nhú khỏi mặt đất, phát rẫy to sáu bảy quả đồi cũng không đủ lúa ngô nuôi con ăn, đến nỗi không còn lúa giống.
Mỗi loại hoa lại có hẳn một sự tích đầy ý nghĩa cho mình, hoa lộc vừng cũng không ngoại lệ, sự tích về hoa là cả một câu chuyện tình yêu bi thương của đôi trẻ trai tài gái sắc. Mỗi khi hoa lộc vừng khoe sắc thắm, nở rộ khắp muôn nơi thì đó cũng là lúc người ta lại truyền nhau sự tích hoa lộc vừng ngày nào.
Những du khách đến Gia Lai và ghé thăm Biển Hồ Pleiku bên phố núi thơ mộng, ai cũng đều khen ngợi thắng cảnh có một không hai trên cao nguyên Gia Lai.
Ngày xưa, ở một bản nọ của người Khơ Mú có đôi vợ chồng trẻ, chỉ mới lấy nhau mười năm mà đã có đến tận mười hai đứa con. Con đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết tên từng đứa. Vợ chồng dẫu lam làm, chịu thương chịu khó làm nương rẫy, dẫu gặp mưa thuận gió hòa vẫn không nuôi nổi đàn con của mình.
Ngày xửa ngày xưa, khi Ngọc hoàng Thượng đế tạo ra người phụ nữ đầu tiên, một kiệt tác hoàn hảo, với đủ những nguyên liệu quý giá nhất mà Người có được. Người say mê tác phẩm của mình, không lúc nào rời. Thế rồi người hòa mình với tác phẩm đó, đẻ ra mười hai người con gái, nhan sắc mỹ miều. Người phụ nữ đầu tiên đó sau này được phong là Tây vương Mẫu, là bậc sinh ...
Ngày xưa, mường Vong có khu rừng Bái Mân. Giữa rừng là làng người ở. Nương rẫy lúa ngô hơi tốt. Ngô lúa đang xanh tươi, thì có trận lũ to ập đến.
Ngày xửa ngày xưa, khi nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô theo lệnh Ngọc Hoàng Thượng Đế đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn.
Bánh ít thường được dùng trong dịp Tết giết sâu bọ mồng 5 tháng năm, hay Rằm tháng 7, thậm chí dân ta còn sáng tạo thêm loại bánh ít tròn nhỏ như quả táo, nhuộm đủ 5 màu (bánh ngũ đại) để cúng tổ tiên.
Trống Đồng là loại nhạc cụ truyền thống của người Việt có từ thời cổ đại. Trống Đồng được tìm thấy khắp nơi ở Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc nhưng chỉ có vùng Đông Sơn - Thanh Hóa là nơi tìm được nhiều Trống Đồng nhất, lâu đời nhất và sử dụng kĩ thuật đúc điêu luyện nhất nên các nhà khảo cổ tin rằng đây là nơi sản sinh ra Trống Đồng.
Chùa Ông được xây cất bằng gỗ lim, có cửa bàn khoa cổ kính trên một khuôn viên rộng hơn một sào, gồm có 3 gian thờ phụng, hai bên có lầu chuông, lầu trống. Chùa quay mặt hướng Bắc ra đường Huỳnh Côn, sau hòa bình 1954 đổi thành đường Cô Tám, còn đường Quán Thánh thì đổi thành đường Lê Thanh Đồng.
Thủa xưa, ở một buôn làng Ê Đê nọ có cô gái xinh đẹp tuyệt trần mang tên Hoa Mua, các chàng trai đều say đắm, chết mê chết mệt Hoa Mua, khi cô ngao du núi rừng thì cây cối, hoa cỏ, chim bay trên cao hay cá bơi dưới suối đều ca vang yêu mến.
Trạng Lợn tên thật là Dương Đình Chung (chuyện câu đối "Thiên lý trọng kim chung") quê ở làng Dừa thuộc tỉnh Hà Nam.
Từ thuở xa xưa nước Việt mình bị đám thực dân phương bắc thường xuyên dòm ngó và xuống xâm lược, cướp phá, với dã tâm thôn tín người Việt, chúng thực hiện chính sách "sát phu hiếp phụ", tàn phá xóm làng, hủy hoại di sản, thiêu đốt văn tự. Với lực lượng đông đảo, hiểm ác bởi vậy nên khi chúng đi đâu thì ở nơi đó trở nên tang tóc điêu tàn.
Ngày xửa ngày xưa, cách đây lâu lắm rồi, vào cái thời đẻ đất đẻ nước, thế gian còn chưa có loài người. Thượng Đế đã nhỏ một giọt nước thần vào một nắm đất nhỏ, nắm đất trở nên có sinh khí và hình thành một chàng trai.