- Trang chủ >
- Thần thoại >
- Thần thoại Trung Hoa
Đối với người Trung Hoa, đàn tỳ bà không chỉ là một loại nhạc cụ mà còn là một biểu tượng tâm linh. Người ta quan niệm rằng đàn tỳ bà sau thời gian dài tồn tại và hấp thụ linh khí đất trời sẽ thức tỉnh tánh linh, có thể biến thành hình dạng con người và có được một số pháp thuật thần thông.
Đây là một loại ma cà tưng đặc trưng trong văn hóa dân gian Trung Quốc, xuất hiện trong triều đại nhà Thanh. Do một số đặc điểm giống với Ma cà rồng nên người Tây phương còn gọi Cương Thi là "Chinese Hopping Vampire" - Con ma cà rồng nhảy.
Cũng giống như Ngưu Đầu Mã Diện, trong thần thoại Trung Quốc thường nhắc đến Hắc bạch nhị vị nha sai của Âm ty, nhận nhiệm vụ lên trần bắt và áp giải các linh hồn người chết về phán xử.
Trong thần thoại Trung Quốc, địa ngục, hay âm ty là nơi thực sự đáng sợ. Cũng giống như địa ngục trong các thần thoại khác, đây là nơi phán quyết cuối cùng, đánh giá và định đoạt số phận của một linh hồn sau khi chết.
Tương truyền Phượng hoàng - vua của loài chim sinh ra Khổng Tước (Công) và Kim Sí Điểu (Đại Bàng ).
Để đi đến âm phủ, có một con đường tên gọi là Hoàng Tuyền (Suối vàng), có một con sông tên gọi là Vong Xuyên. Trên bờ sông Vong xuyên có một tảng đá gọi là Tam Sinh.
Tam Hoàng Ngũ Đế (chữ Hán: 三皇五帝) là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.
Kỳ Lân hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên...
Tỳ Hưu hay còn gọi là Ích Tà. Tỳ Hưu là loài thần thú thời cổ đại, đầu rồng hoặc kỳ lân thân ngựa, chân kỳ lân, hình dáng tựa như con sư tử, lông màu xám, có tài bay lượn.
Vạn dặm Man Hoang, trong một hồ lạnh, có loài linh thú sống từ thời hồng hoang gọi là Thủy Kỳ Lân.
Nguyên Xi Vưu là một ác thần mình người đầu trâu, sừng trên đầu vô cùng cứng nhọn, lông mọc trên tai sắc bén như dao.
Tất Phương là thần điểu, loài linh thú được cho là đại diện cho Hỏa thần và Mộc thần, sinh sống bên trong cây cối, sống trong rừng cây, sinh ra từ lửa.
Ở Đông Hải có sinh vật sức mạnh phi thường, có thể bay lượn, món ăn ưa thích là não rồng, tên gọi là Hống. Hống hay còn gọi là Vọng Thiên Hống, là sinh vật giống rồng và ngựa.
Quỳ là sinh vật được ghi chép trong Thượng Cổ Dị Thú Thần Thú. Trong truyền thuyết, Qùy sống trên một ngọn núi gọi là Lưu Bộc, ở nước Đông Hải.
Lục Ngô là Sơn Thần thủ vệ đế đô Hoàng Đế trên gò núi Côn Luân. Lục Ngô là một vị quái thần nửa người nửa hổ cùng chung một thể, nó mặt người thân hổ móng hổ, mọc chín cái đuôi (có nơi lại tả là có 9 cái đầu người).
Tinh Vệ (Jingwei) là tên một giống chim nhỏ mỏ đỏ chân trắng có hình dáng giống con quạ thường sinh sống ở các vùng duyên hải Viễn Đông, giống chim này chuyên đi gắp những hạt cát nhỏ rồi bay ra biển thả xuống.
Chu Tước là một trong Tứ Tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.
Thần thoại Trung Quốc thì luôn có tư tưởng "cảm ứng" giữa người và trời đất. Họ tin rằng có sự tương quan giữa việc tinh tú vận chuyển và mệnh vận con người.
Xi Vưu là thủ lĩnh bộ lạc Cửu Lê (Cũng có thuyết cho rằng Xi Vưu là thủ lĩnh tộc Ngưu Đồ Đằng và Điểu Đồ Đằng) và là đại ma thần được nhắc đến nhiều nhất do đã chiến đấu với Hiên Viên Hoàng Đế trong trận chiến Trác Lộc trong truyền thuyết Trung Quốc.
Theo thần thoại Trung Hoa, vào thời Đế Nghiêu, Đế Thuấn (2300 BC) Niên một sinh vật được sinh ra từ thời kỳ hồng hoang, tu luyện ngàn năm trở nên có linh tính, vì là sinh vật thượng cổ nên Niên là thủ lĩnh của một đám linh thú, ma quỷ khác,