- Trang chủ >
- Thần thoại >
- Thần thoại Trung Hoa
Thỏ Ngọc trở thành người bạn luôn đồng hành bên nàng Hằng Nga và thường dùng cái chày để giã thuốc trường sinh cũng như trông coi cung trăng.
Hình ảnh Ngô Cương vẫn đang miệt mài đốn cây trên cung trăng gắn liền với hình ảnh chú Cuội cung trăng và đêm Trung Thu ở Việt Nam. Cứ mỗi đêm trăng rằm chúng ta lại thấy có một cái bóng Ngô Cương màu đen đang đứng dưới gốc cây miệt mài chặt mãi.
Người đời sau lấy giấy đỏ thay gỗ viết lên những chữ câu chúc tốt lành và trừ khử tai họa, thay thế cho hình tượng của Thần Trà và Uất Lũy, nhưng ý nghĩa cũng giống như vẽ bùa để giữ bình an và xua đuổi vận xấu. Vì vậy câu đối tết còn gọi là "đào phù", là do có nguồn gốc như thế.
Theo truyền thuyết cổ đại được lưu tryền cho đến ngày nay, có một cây đào khổng lồ ở biển Hoa Đông với chiếc rễ dài lên tới 1500 km, ăn sâu dưới lòng đất xuống tận địa phủ. Hay nói cách khác, cây đào là sợi dây kết nối giữa hai thế giới, là cánh cổng mà các hồn ma đi qua giữa âm phủ và thế giới của người sống.
Thần Nông Viêm Đế có người con là Đế Lâm Khôi còn gọi Đế Đồi. Có thông tin gọi là Đế Tiết hay Đế Tiết Vương. Dân gian gọi là Đức Thánh Cả. Sau khi Viêm Đế chết truyền ngôi cho Đế Đồi và trở thành vị vua thứ hai của triều đại Thần Nông, theo Sử Ký Tư Mã Thiên phần bổ Tam Hoàng bản kỷ và Tư trị thông giám phần ngoại kỷ thì ông chính là con trai trưởng của Thần Nông.
Quan Thánh Đế Quân chính là Đại tướng quân Quan Vũ của nước Thục Hán thời đại Tam Quốc. Tên tự là Vân Trường, có bộ râu dài rất đẹp, vũ dũng tuyệt luân.
Dương Quý Phi (719 - 756) tên thật là Dương Nguyệt Nhi sau đổi là Dương Ngọc Hoàn, vốn là sủng phi của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, theo truyền thuyết lúc mới sinh ra trên tay nàng đã có đeo sẵn một vòng ngọc nên phụ mẫu đặt tên Ngọc Hoàn
Vào thời xa xưa, trước cái thời Bàn Cổ khai thiên lập địa, thế giới mà chúng ta đang sống bây giờ không có trời, không có đất, không có hoa cỏ, cũng không có động vật, càng không có con người, chỉ có những thần tiên bay qua bay lại.
Các loại thần khí với sức mạnh kinh hồn luôn là một phần không thể không nhắc đến trong thần thoại Trung Hoa thời thượng cổ. Trong đó, dựa vào công năng lẫn điển tích gắn với từng loại mà người ta đã liệt kê ra 10 loại thần khí được mệnh danh là thập đại thần khí thượng cổ.
Thao Thiết được xếp vào một trong Tứ Đại Hung Thú - những sinh vật xấu xa nhất trần gian trong thần thoại Trung Hoa cổ đại. Thao Thiết là một hình tượng thường được tìm thấy trên các vật dụng bằng đồng thời nhà Chu và nhà Thương.
Theo thần thoại Trung Hoa thì Lôi Công chính là Lôi Chấn Tử vốn là một trong những người con của Tây Bá Hầu Cơ Phát (sau này là Chu Vũ Vương). Lôi Chấn Tử từ trên trời rơi xuống, được Tây Bá Cơ Xương nhận là con nuôi "thứ 100".
Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo và cũng là ba người xây dựng nên Đạo giáo tại Trung Quốc, bắt nguồn từ hư không, từ "thanh khiết". Tam Thanh bao gồm:
Linh thú Kỳ Lân hay còn gọi là Lân, Li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên...
Tù Ngưu là con cả của Rồng (có nơi nói con cả là Bí Hí), hình dạng gần như giống hệt Rồng nhưng nhỏ hơn, trên đầu mang sừng Kỳ Lần, vảy vàng.
Ngay từ cái tên ta đã có thể thoáng đoán ra được bản tính của linh thú này. Chữ "Trào - 嘲" là chỉ hành động giống như "cười chế nhạo, diễu cợt"; còn "Phong - 风" là chỉ "gió".
Nhai Xế hay còn gọi là Nhai Tí, Nhai Xả phiên âm tiếng hoa là 睚眥, Nhai Xế, Nhai Tí hay Nhai Xả là đứa con thứ bảy của rồng trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Tử.
Bồ Lao (蒲牢), còn được biết đến trong một số tài liệu như là Đồ lao (徒劳), là một loại rồng Trung Quốc, và là một trong số chín con của rồng (Long sinh cửu tử).
Có lẽ quen thuộc và tương đồng với văn hóa Việt Nam nhất chính là hình ảnh về Địa phủ (hay Âm Phủ) trong thần thoại Trung Quốc. Chịu ảnh hưởng của Naraka trong Hindu và Phật giáo, Địa Phủ cũng chia ra nhiều tầng, nhiều lớp, là nơi phán xét số phận của các linh hồn thông qua những điều họ đã làm khi còn sống.
Nam Cực Tiên Ông, hay chính là Ông Thọ là một vị tiên của sao Lão Nhân Tinh theo Đạo giáo. Lão Nhân Tinh là một ngôi sao thuộc chòm sao Thuyền Để. Nam Cực Tiên Ông là vị tiên tượng trưng sự hạnh phúc và trường thọ.
Bạch Hổ là Thần Thú thứ hai được nhắc đến trong Tứ Tượng sau Thanh Long. Trong các truyền thuyết cổ xưa, Hổ luôn là một loài vật dũng mãnh và uy nghi, thường xuyên xuất hiện bên cạnh Rồng để hàng phục yêu ma, quỷ quái.