- Trang chủ >
- Thần thoại >
- Thần thoại Maya
Xtapay là một nữ quái trong thần thoại Maya, chuyên đi lừa đàn ông vào rừng, làm tình rồi hóa thành mãng xà để ăn thịt họ. Theo một vài nạn nhân may mắn sống sót thì Xtapay có ngoại hình vô cùng xinh đẹp với mái tóc dài chấm gót.
Đầu tiên là hai anh em Hun Hunahpu và Vucub Hunahpu, con trai của hai vị lão thần Xpiyacoc và Xmucane
Ah Puch, hay có tên khác là Ah Cimih, Ah Cizin, Hun Ahau, Kimi hoặc Yum Kimil, là vị thần chết có hình dạng như bộ xương người hoặc một con cú mỗi khi thần rời cõi âm vào buổi đêm.
Ah-Muzen-Cab là vị thần Maya bảo hộ cho loài ong và mật ong. Vị thần này được nhắc đến chủ yếu ở Mesoamerica.
Nghe thì có vẻ là lạ, nhưng đấy hoàn toàn là sự thật. Người Maya coi nữ thần Ixtab là Nữ thần của tự tử và người Maya cổ đại luôn coi trọng việc tự tử đặc biệt là treo cổ.
Mỗi sáng, Kinich Ahau là thần Mặt trời ban phát ánh sáng khắp thế gian, nhưng đến buổi đêm, thần lại xuống cõi âm Xibalba và hóa thân thành con báo đen Balam quái vật. Ông cũng là vị thần của thơ ca và âm nhạc.
Thần gió Gucumatz trông khá giống Quetzalcoatl của thần thoại Aztec với hình tượng rắn cầu vồng. Gucumatz cùng thần bão tố Hurakan là hai vị thần đã tạo ra trái đất khi nói từ "đất". Sau đó họ tạo ra nhiều giống vật, cá, chim, bò sát, thú... nhưng tất cả bọn chúng đều không chịu thuần phục các vị thần.
Chaac (đọc là Chac) là vị thần mưa được người Maya rất kính trọng. Để cầu mưa thuận gió hòa, họ phải chứng tỏ lòng tận tâm với thần bằng cách nhịn ăn hoặc nhịn sex, thậm chí khi thần dữ dội hơn, họ còn phải hiến tế người sống trên tòa thành cổ Chichen Itza.
Itzamna (phát âm là Eetz-am-NAH và đánh vần là Itzam Na) là vị thần tối cao trong thần thoại Maya. Ông là một vị phúc thần già cỗi, tác giả của thế giới và cha tối cao của vũ trụ người cai trị dựa trên kiến thức bí truyền của mình, chứ không phải dựa hết vào sức mạnh, người đã dạy người Maya cách viết chữ, làm lịch, y học
Cũng như nhiều thần thoại khác, thế giới trong quan niệm của người Maya cũng gồm 3 phần: Cõi trời, Cõi người và Cõi âm (hay còn gọi là Xibalba).