- Trang chủ >
- Cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích vào vào đời nhà Lê chúa Trịnh, nhà vua có nuôi một con voi rất khôn, dùng để cỡi. Voi có 3 cái đai bằng vàng đeo chặt ở cổ. Đến thời Lê mạt vận, con voi không chịu ở với ai nữa. Voi bỏ vào núi ở Truông Đay Thùng. Người quản tượng (giữ voi) có tên là đội Mậu cũng về hưu. Năm 70 tuổi, ông đau yếu nghèo không tiền mua thuốc, phải lên núi kiếm rễ cây ...
Ngày xửa ngày xưa, có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, nhưng khi về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông và tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng ...
Ngày xưa, có một bà cụ già và một người con trai lớn, thế nhưng nhà bà nghèo quá chẳng có tiền để hỏi vợ cho con. Ðêm nào thấy con trai nằm ngủ một mình bên bếp lửa, bà cũng ra đầu sàn ngồi nhìn trời mà khóc.
Ngày xưa, ở một vùng nọ, có hai người bạn thân, một người thì giầu có tên là Đại trượng phu, một người nghèo tên là Chí quân tử.
Vợ chồng Đại trượng phu thấy bạn nghèo thì ngỏ ý muốn giúp vốn cho vợ chồng Chí quân tử để buôn bán. Chí quân tử nghĩ rằng mình lấy của bạn về không may buôn bán thua lỗ thì biết lấy đâu mà trả, nên không dám nhận, đành chịu phận ...
Truyện kể là từ ngày xửa ngày xưa đồng bào người Việt gốc Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thường kể chuyện về một chú thỏ tinh khôn. Chuyện của chú nhiều và dài lắm, vì trí khôn của chú lớn và chiến công của chú kể hết năm này qua năm khác không thể hết được.
Một hôm thỏ đang nằm ngủ dưới một gốc cây sung. Bỗng một quả sung chín rụng rơi đánh bốp một ...
Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng - Ngày xưa, dưới trần gian có một người học trò nghèo nhưng chăm chỉ nên học rất giỏi, được Thiên Ðình rất chú ý, Ngọc Hoàng đã lệnh ghi tên anh vào sổ thiên tào ấn định cho anh chàng đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Thượng thư. Mỗi lần anh đi học thường đi qua một ngôi đền thờ thần ở làng bên cạnh. Vị thần làng đó vốn đã đọc ở sổ ...
Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.
Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam. Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có ...
Ngày xưa có một người đàn bà tên là Thanh Đề rất sùng đạo Phật. Bà ta sùng Phật đến nỗi cho rằng những cơm bánh do lúa gạo người ta trồng ra ở đồng ruộng thì không thể nào tinh khiết được, nên không một thứ nào đáng đem lễ Phật. Vì thế, hằng năm bà ta trồng lúa nếp trong những cái gáo dừa đựng đất sạch. Luôn luôn bà treo cái gáo đó lên một chỗ cao vì sợ có người ...
Huyền Nương là tên một cô gái mười lăm, không thích làm những việc bếp núc, thêu thùa vá may, tối ngày chỉ lo ca hát không để ý vào việc gì. Mẹ nàng là một góa phụ không mấy giàu sang, lại có tính chanh chua soi mói thiên hạ nên người trong làng ít ai có thiện cảm với mẹ con Huyền Nương.
Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề. Nhưng tính anh vốn hay thương người. Mỗi lần đánh được nhiều cá, anh thường đổi lấy gạo đem chu cấp cho những người túng thiếu mà anh gặp. Vì vậy người nghèo khổ trong vùng, ai cũng mến anh.
Ngày xửa... Ngày xưa... Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ...
Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu nghèo khổ, làm lụng vất vả quanh năm. Tờ mờ sáng đã ra đi làm, đến tối mịt mới về nhà mà cũng không kiếm đủ gạo ăn. Hai vợ chồng có một đứa con trai còn nhỏ, mỗi ngày để ở nhà cho một phần cơm chỉ ăn vừa lưng dạ. Trong cảnh thiếu ăn đó, hai vợ chồng lấy làm ngạc nhiên nhận thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào khỏe mạnh ...
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng, chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là ăn ngọn cho ...
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng như thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ.
Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy.
Xưa Cò, Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa ăn ở với nhau như anh em một nhà. Chúng nó sống một cuộc đời sung sướng và hòa thuận. Con nào con ấy đều có nhà cửa, ruộng đồng riêng, nhưng mỗi khi kiếm được món gì ngon như mớ cá, rổ tép, v.v... trong đồng của mình thì chúng thường chia nhau ăn rất vui vẻ, tử tế.
Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Cũng vì màu lông của chúng giống nhau: con nào con nấy đều xám xịt như vừa rúc ở bùn lên. Lúc ấy chúng làm gì đã có bộ cánh như bây giờ. Cả hai con đều tự biết mình xấu nên không dám chơi với ai cả. Riêng Công dưới mắt Quạ thì lại càng xấu tệ: cái đầu bé tý chẳng cân xứng với con người. Thêm vào đó, một cái cổ dài và ngẳng ...
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Ngày xửa ngày xưa, có một chú bé tí hon dù tuổi đã lên sáu, chú chỉ bé vỏn vẹn bằng ngón tay cái của mọi người. Chính vì vậy ai cũng gọi chú bé là chú bé tí hon.
Nhà chú bé tí hon rất nghèo, bố mẹ chú phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ, họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt mà vẫn không có tiền để có một cuộc sống no đủ. Tí Hon nhìn thấy bố ...
Ngày xửa ngày xưa có một gia đình vợ chồng rất giàu có, nhưng không may người vợ bệnh nặng nên mất sớm. Từ đó chỉ có người chồng và người con trai độc nhất trong gia đình sống với nhau. Không may cho người chồng, đứa con trai không được giáo dục cẩn thận nên rất xấu tính, dốt nát và lại còn hay chơi bời lêu lổng không thèm chịu tu trí học hành. Bao nhiêu sản ...