Cổ tích việt nam
Anh học trò và ba con quỷ

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng nhà một phú hộ ở vùng nọ, tuổi cũng đã khá cao mà mãi mới sinh được một mụn con gái. Vì khó sinh và gia đình cũng chỉ có mỗi một đứa con nên hai vợ chồng phú hộ hết mực cưng chiều.

Chàng cóc

Ngày xưa, trong một bản vắng, có hai vợ chồng nọ đã sống qua nhiều mùa nương mà chưa có con nối dòng. Họ buồn rầu như cỏ tranh già ngày nắng.

Bà chúa Bèo

Ngày xửa ngày xưa có một cô bé hiền lành, chịu thương chịu khó sống trong một ngôi làng nọ, ở đây họ chưa hề biết đến cây bèo. Một ngày cô ngồi ở bờ ruộng lặng nhìn những cây lúa nghẹn đòng ở ruộng nhà.

Sự tích con tằm

Ngày xưa, có một người con gái tên là Tơ cha mẹ đều mất sớm, phải đem thân đi ở hầu hạ một bà góa giàu có.

Vụ kiện châu chấu

Ngày ấy có một con châu chấu mải mê kiếm ăn lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần.

Sự tích con bọ hung

Ngày xưa trời và đất rất gần nhau, trời ở sát mặt đất đến mức người trần gian giơ chày lên giã gạo cũng chạm vào bụng.

Sự tích thần núi Tản Viên

Đây là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ Việt Nam, kể về chàng trai kỳ lạ tên Kỳ - người được dê rừng nuôi, chim trời che chở, cứu sống Tiểu Long Hầu và được ban tặng sách ước gì được nấy.
Từ một tiều phu nghèo, Kỳ trở thành vị thần đứng đầu trong bộ Tứ Bất Tử - Sơn Tinh, cai quản núi Tản Viên hùng vĩ, cứu dân giúp đời. Đây cũng là tiền đề cho truyền thuyết nổi tiếng Sơn Tinh - Thủy Tinh sau này.

Tấm Cám

Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất Việt Nam, kể về cô Tấm hiền lành, bị mẹ kế và em gái Cám hãm hại nhiều lần nhưng nhờ có lòng tốt và sự giúp đỡ của Bụt, cuối cùng cô đã được sống hạnh phúc bên nhà vua.

Sự tích con khỉ

Ngày xưa có một người con gái đi ở với một nhà trưởng giả. Nàng phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tệ. Cái ăn cái mặc đã chả có gì mà thỉnh thoảng còn bị đánh đập chửi mắng. Vì thế, cô gái tuổi mới đôi mươi mà người cứ quắt lại, trông xấu xí bệ rạc hết chỗ nói.
Một hôm nhà trưởng giả có giỗ, cỗ bàn bày linh đình, họ hàng đến ăn uống đông đúc. Trong khi đó thì cô gái phải đi gánh nước luôn vai không nghỉ.

Sự tích hồ Ba Bể

Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông.
Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch nhác bẩn thỉu. Đi đến đâu cụ cũng thều thào:
- Tôi đói quá! Xin các ông các bà rủ lòng thương!

Cóc kiện trời

Trong cơn đại hạn khiến muôn loài khốn khổ, một chú Cóc nhỏ đã dám đứng lên, vượt bao hiểm nguy để… kiện ông Trời. Cùng khám phá câu chuyện đầy kịch tính và cảm động về lòng dũng cảm, sự đoàn kết và tinh thần chính nghĩa trong truyện cổ tích Việt Nam "Cóc Kiện Trời" – nơi một sinh vật nhỏ bé lại có thể lay động cả Ngọc Hoàng!

Sự tích con Lợn

Ngày xưa có một gia đình nông dân sống rất nhân hậu. Vợ chồng cày sâu cuốc bẫm, tiết kiệm giúp đỡ người nghèo. Họ đã tạo được trâu khỏe, ruộng tốt, cất được 5 gian nhà gỗ lim, vườn cau, ao cá.

Chử Đồng Tử

Truyền thuyết Chử Đồng Tử kể về mối nhân duyên kỳ lạ giữa một chàng trai nghèo và công chúa Tiên Dung, vượt qua lễ giáo thời Hùng Vương. Với sự giúp đỡ của thần linh và phép màu, họ đã lập nên một vùng đất phồn vinh. Câu chuyện còn gắn liền với chiến công của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương. Hãy cùng khám phá truyền thuyết cổ này qua video kể chuyện sinh động, giàu cảm xúc!

Gái ngoan dạy chồng

Gái Ngoan Dạy Chồng” là một truyện cổ tích Việt Nam giàu ý nghĩa, kể về một người vợ hiền hậu, thông minh và vị tha đã giúp cảm hóa người chồng lêu lổng, hư hỏng. Câu chuyện không chỉ ca ngợi đức hạnh người phụ nữ mà còn là bài học quý giá về cách sống, tình nghĩa vợ chồng và lòng bao dung.

Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa và chuột

Ngày xưa, các loài chim như Vạc, Cộc, Đa Đa… và cả Chuột từng sống chan hòa như anh em. Nhưng rồi cờ bạc nổi lên, Chuột gian manh, Cò mưu mô… khiến cả nhóm tan rã, rơi vào cảnh trắng tay. Từ đó, mỗi loài lại mang một tiếng kêu bi ai, nuối tiếc cho số phận và quá khứ sai lầm của mình.

Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu

Ngày xưa, trâu biết nói tiếng người và từng là người bạn trung thành trong lao động. Nhưng cũng chính vì biết nói, trâu đã tố cáo cậu bé chăn trâu lười biếng, gian dối, khiến mọi chuyện vỡ lở… Từ đó, trâu mất luôn khả năng nói và chỉ còn biết “nghé ọ”… Vì sao lại như vậy? Cái nốt dưới cổ con trâu xuất hiện từ đâu?

Sự tích hoa mai vàng

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao hoa mai vàng lại nở rộ mỗi dịp Tết đến xuân về không? Truyện cổ tích "Sự tích hoa mai vàng" sẽ đưa bạn quay về thời xa xưa, nơi tình cảm cha con, lòng hiếu thảo và sự hy sinh cao cả đã làm nở rộ một loài hoa rực rỡ trong lòng người Việt.

Sự tích trái thơm

Một câu chuyện cổ tích Việt Nam đầy cảm động về tình mẹ con. Huyền Nương – cô gái chỉ thích ca hát, không biết lo toan việc nhà – đã vô tình khiến mẹ buột miệng nói lời oán trách. Từ đó, bi kịch xảy ra và một loài trái cây thơm ngon kỳ lạ được ra đời – chính là trái thơm (trái dứa) mà chúng ta ăn ngày nay.

Sự tích cái chân sau con chó

Ngày xưa có một người đàn bà tên là Thanh Đề rất sùng đạo Phật. Bà ta sùng Phật đến nỗi cho rằng những cơm bánh do lúa gạo người ta trồng ra ở đồng ruộng thì không thể nào tinh khiết được, nên không một thứ nào đáng đem lễ Phật. Vì thế, hằng năm bà ta trồng lúa nếp trong những cái gáo dừa đựng đất sạch. Luôn luôn bà treo cái gáo đó lên một chỗ cao vì sợ có người bước qua. Khi lúa chín, bà thận trọng rứt từng hạt một, giã nó bằng một cán dao mới tinh, rồi mới đưa nắm gạo đó đựng vào bát thờ mà dâng lên chùa.

Nguồn gốc câu nói: cái chân sau con chó

Đây là một câu chuyện dân gian đầy cảm động và sâu sắc, kể về lòng thành bị hiểu sai, sự tham lam của con người và trên hết là tình mẫu tử thiêng liêng của Mục Liên dành cho mẹ mình – bà Thanh Đề. Câu chuyện lý giải nguồn gốc của hình ảnh chú chó ba chân, tập tục kiêng rau thơm trong chốn thiền môn, và ra đời của đại lễ Vu Lan báo hiếu.
Hãy cùng lắng nghe toàn bộ câu chuyện cổ tích kỳ bí này, với giọng kể truyền cảm và hình ảnh minh họa hấp dẫn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Sự tích hoa hồng

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao hoa hồng – loài hoa có gai – lại là biểu tượng của tình yêu? Đằng sau vẻ đẹp kiêu sa ấy là một câu chuyện cổ tích buồn, về oan trái, về sự hy sinh và tình yêu chân thành. Hôm nay, mời bạn cùng lắng nghe Sự tích hoa hồng – một câu chuyện không chỉ giải thích nguồn gốc của loài hoa, mà còn gửi gắm một thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tình người...

Nàng tiên thứ chín

Một trong những câu chuyện cổ tích cảm động nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam, kể về một mối tình kỳ diệu giữa chàng trai nghèo trần thế và một nàng tiên xinh đẹp nơi thiên đình. Câu chuyện không chỉ mang màu sắc thần tiên huyền ảo mà còn chứa đựng thông điệp nhân văn sâu sắc về tình yêu, lòng chung thủy, và sự hi sinh.

Người dân nghèo và Ngọc hoàng

Ngày xửa ngày xưa ở một nhà nọ có mấy đời đã phải trải qua cảnh sống nghèo khó, khố rách áo ôm. Khi đến đời của người cháu nội chính là một anh học trò nghèo không có nổi tấc đất để cắm dùi. Ngày này qua ngày khác, anh học trò ấy cố gắng đi làm mướn làm thuê ở khắp nơi, rồi tối về lại cố gắng học thêm năm ba cái chữ, cũng chỉ hy vọng một ngày nào đó có thể thay đổi số phận của bản thân và gia đình.

1 mục
Main:
Secondary:
Outline:
Footer:
Menu: